Khi sử dụng màu sắc trong công việc trang trí chúng ta phải hiểu rằng chúng ta đang làm việc với ánh sáng vì trong ánh sáng có đủ màu sắc và mỗi màu lại có một tần số khác nhau. Màu sắc sử dụng trong phòng sẽ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng tự nhiên của ban ngày và bởi nguồn ánh sáng phụ mà chúng ta dùng. Chất liệu cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả tổng thể của văn phòng.
ảnh minh họa
Những chiếc ghế tựa bọc nệm và rèm cửa màu tối có tính âm, trong khi những bề mặt cứng, nhẵn bóng và những bề mặt thanh mảnh bằng kim loại lại mang tính dương. Những chất liệu ta sử dụng để trang trí và tạo tiện nghi cho căn phòng đều có khả năng hấp thu hoặc phát tán ánh sáng và màu sắc của chúng sẽ ảnh hưởng tới năng lượng trong văn phòng.
Màu sắc
Màu sắc là sự dao động sóng và cho dù vô thức hay có ý thức, chúng ta ai cũng có phản ứng đối với chúng. Trong phòng làm việc cá nhân, ta có thể lựa chọn màu sắc tường và sàn nhà theo sở thích để tạo cảm giác thoải mái nhất. Tuy nhiên, ở những văn phòng chung, màu trung tính là thích hợp nhất.
Màu sắc có thể biểu hiện qua các vật dụng trang bị trong văn phòng và các đồ dùng khác như họa phẩm, hộp lưu trữ và nệm bọc bàn ghế. Tác động tâm lý của màu sắc nhiều vô số, nhưng ta có thể áp dụng dựa trên một số chỉ dẫn của các chuyên gia về Phong Thủy.
Thông thường, văn phòng mang tính dương, và các màu dương tính như đỏ, tím, cam, vàng tăng cường năng lượng dương của văn phòng. Các màu âm như lục, lam và đen sẽ tạo ra cảm giác ít sôi động hơn. Màu sắc ở những khu vực công cộng nên chọn màu trung hòa, cộng với những màu mang dụng ý nhấn mạnh tính chất hoạt động của công ty, hoặc là màu của logo công ty nếu đó là màu sắc đã được nhiều người biết tới.
Ngũ hành
Những màu sắc kết hợp với Ngũ Hành gợi lên tính chất năng lượng của từng Hành. Ta có thể sử dụng các màu sắc này để nhấn mạnh bản chất công việc kinh doanh của công ty hay chất lượng công việc mà chúng ta muốn nhắm tới.
Trong mỗi văn phòng, màu sắc tương ứng với Ngũ Hành phải đạt được sự cân bằng. Nếu một hành được nhấn mạnh nhiều quá hoặc không dùng đến, điều này có thể tác động tới các nguồn năng lượng đang hoạt động ở nơi này. Bảng dưới đây chỉ rõ sự tương quan trong ngũ hành và có thể được dùng để tăng cường năng lượng yếu hay tiết giảm sự tác động của năng lượng quá dư thừa.
Ta có thể sử dụng màu sắc, hình thể hoặc chất liệu tương quan với mỗi Hành để duy trì sự cân bằng của môi trường.
Nếu chúng ta quyết định sử dụng màu sắc rõ ràng cho các bức tường trong phòng, tốt hơn hết nên chọn các màu trung tính cho các trang thiết bị của văn phòng hoặc có thể hòa trộn màu sắc.
Tuy nhiên, đôi khi sự đối chọi màu sắc lại là cách để thúc đẩy sự luân chuyển của năng lượng, đặc biệt đối với những công ty đòi hỏi phải ra những quyết định chớp nhoáng.
Chất liệu
Nếu ta lựa chọn màu sắc trung hòa cho tường và nền nhà, ta có thể đưa màu sắc có liên quan tới Ngũ Hành vào các vật dụng bài trí trong văn phòng như bàn ghế, tủ, rèm cửa, tranh ảnh và cây cảnh.
Những chất liệu cứng và sáng bóng, như kim loại và kính, có tính dương và thúc đẩy năng lượng luân chuyển nhanh. Sử dụng những chất liệu loại này ở phòng ăn dành cho nhân viên hay phòng họp sẽ góp phần bảo đảm những hoạt động diễn ra nơi đây không kéo dài quá lâu. Những chất liệu đặc như kim loại không sáng bóng, gỗ sậm màu và ghế tựa có bọc nệm có tính cản trở và vì vậy dòng năng lượng đi kèm với chúng cũng di chuyển chậm hơn.
Nên tránh dùng các chất liệu tổng hợp vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe và tuy không thể hoàn toàn loại bỏ sự có mặt của chúng trong văn phòng như vỏ máy tính, chất liệu bọc bàn ghế và các dụng cụ văn phòng khác nhưng chúng ta nên hạn chế tối đa việc sử dụng chúng, đặc biệt là ở bàn làm việc là nơi ta thường xuyên dành khá nhiều thời gian ở đó.
Tính chất của Ngũ Hành
Màu lục (Mộc): công việc kinh doanh mới, sự tăng trưởng và phát triển.
Màu đỏ (Hỏa): năng động, sốt sắng và xởi lởi, hướng đến tương lai.
Màu vàng (Thổ): trí tuệ, chừng mực.
Màu nâu (Thổ): sự ổn định
Màu trắng (Kim): sự khởi đầu mới.
Màu đen (Thủy): tìm tòi, khám phá.