Những thiết kế cầu thang thông thường trong kiến trúc nhà ở hiện nay là sử dụng kết cấu bê tông cốt thép với một mặt phẳng bằng bê tông và chia mặt bậc với gạch lỗ. Trên cùng có thể hoàn thiện bằng gỗ, đá granite hay granito. Loại cầu thang này có ưu điểm là bền, vững chắc và chi phí rẻ. Tuy nhiên, với những căn nhà phố chỉ 35 đến 40 m2 thì diện tích dành cho cầu thang và lưu thông như trên là quá lớn, sẽ chiếm hết những không gian cần thiết cho phòng khách, bếp, phòng ngủ hay nơi sinh hoạt chung. Chính vì vậy, các KTS tìm ra giải pháp là sử dụng loại thang nhẹ lắp ghép hoặc thang tròn có thể mở rộng tầm nhìn, thông gió và ánh sáng trong không gian hẹp.
Tiêu chí mỹ thuật sẽ luôn được đảm bảo, dựa trên những thiết kế khác nhau, giúp cho không có sự trùng lặp hay dập khuôn ở nhiều căn nhà. Sản phẩm sử dụng mặt bậc bằng kính cường lực, kính màu, gỗ… kết hợp với hệ thống chịu lực và tay vịn bằng inox tạo nên vẻ thanh thoát hiện đại nhưng cũng rất an toàn và chắc chắn.
Về vấn đề an toàn, chính là việc tính toàn chiều cao, rộng của bậc thang phải theo đúng tiêu chuẩn thiết kế. Độ rộng trung bình của cầu thang thường được bố trí là từ 75 – 120 cm và chiều cao của cả cầu thang là 16-19cm. Đối với các bậc thang thì độ rộng trung bình của một bậc là 24 – 27 cm. Để tiết kiệm không gian, người thiết kế cần phải nắm rõ khoảng cách từ sàn nhà hoàn thiện của tầng dưới đến sàn nhà hòan thiện của tầng trên. Kích thước này phải được đo thật chuẩn vì đây là cơ sở để tính số bậc cầu thang cần thiết để đạt đến độ cao này. Khoảng cách giữa các bậc thang tối đa là 19 cm.