Nén vàng, thỏi bạc do dân gian tự đúc thành, nó không có quy định về nặng nhẹ, lớn nhỏ, khi giao dịch sẽ cân trọng lượng và kiểm tra màu sắc để quyết định. Chủng loại của nén bạc không thống nhất, có ba loại là bạc nguyên bảo (hoặc gọi là mã đề đĩnh), trụng định (bạc nguyên bảo nhỏ), tiểu khỏa (hình giống chiếc màn thầu), ngoài ra thỉnh thoảng còn thấy có bạc vụn, bạc dây...
Dân gian quen gọi bạc là nguyên bảo, nhưng thực ra nguyên bảo là chị một loại của bạc. Thời Chiến Quốc, từng nghe kể lại trên đồng tiền đúc có khắc chữ "bảo hòa", thời Tần Hán khắc hai chữ "bán lượng", "ngũ thù", tới thời đường chữ "bảo" mới xuất hiện và ngày càng nhiều, có "Khai Nguyên thông bảo", "Càn Phong tuyền bảo", "Càn Nguyên trọng bảo".
Tháng 11 năm Thiên Phúc thứ ba ( năm 938) thời Hậu Tấn - Ngũ Đại, Thạch Kính Đường hạ chiếu đúc tiền có chữ "Thiên Phúc nguyên bảo", từ đó mới có đồng tiền "nguyên bảo".
Sau này, nguyên bảo trở thành tên gọi riêng cho những thỏi bạc tương đối lớn và nặng. Vì hình dạng nguyên bảo trông giống móng ngựa nên còn được gọi là mã đề đĩnh, mã đề ngân.
Trước đây, khi đi thi quan văn, bạn bè thường tặng nhau bút, bánh định thắng (có hình nguyên bảo), bánh chưng, mượn từ hài âm nối các vật lại với nhau biểu thị ý nghĩa, tất cả những chữ này đều đồng âm; "bút" đồng âm với "tất", "bánh" đồng âm với "cao", không hề tặng bạc nhưng bánh có hình thỏi bạc - đồng nghĩa với "định", vậy nối vào sẽ thành câu sẽ thành câu: tất định cáo trúng (chắc chắn đỗ cao), hoặc tất định như ý (nhất định như ý).
Tranh vẽ cát tường thường đưa nguyên bảo vào bởi từ "nguyên" còn có nghĩa là tam nguyên, có thể treo trong nhà để cầu mong may mắn, đường công danh rộng mở, đỗ đạt cao.
Đặt nguyên bảo, đặc biệt là tam nguyên bảo ở cung tài lộc trong nhà, trên bàn làm việc có ý nghĩa cát tường, chiêu tài lộc, mọi việc hanh thông.
Nguyên bảo cũng có thể dùng hóa giải chỗ ngồi, chỗ nằm bị hướng xấu mà không thể hóa giải được.