Rồng được coi là con thú tốt lành, mình rồng dài, trên thân có nhiều vẩy, trên đầu có sừng như sừng hươu, chân có móng vuốt, rồng có nhiều tài như bay trên trời, bơi dưới nước.
Rồng gồm nhiều loại, dưới đây là một số loại chính:Văn long: Là loại rồng trên thân có vẩy.
Ứng long: Là loại rồng có đôi cánh.
Cù long: Là loại rồng trên đầu có sừng.
Li long: Là loại rồng không có vẩy.
Phàn long: Là loại rồng chưa bay lên trời.
Tình long: Là loại rồng thích ở dưới nước.
Hỏa long: Là loại rồng thích lửa.
Minh long: Là loại rồng thích gầm thét.
Tích long: Là loại rồng thích đánh nhau.
Về chức năng của rồng thì chia làm bốn loại
1) Thiên long: Tượng trưng cho sức mạnh vô cùng vô tận của thiên nhiên.
2) Thần long: Phụ trách chuyện mưa gió của trời đất.
3) Địa long: Quản lý tất cả biển hồ sông suối trên mặt đất.
4) Hộ bảo tàng long: Chăm lo giữ gìn các đồ vật quý giá trên thế gian.
Trong ngành phong thủy hiện đại, rồng được giao chức năng từ bỏ tiểu nhân, nếu đặt rồng xanh ở hướng rồng của ngôi nhà thì bọn tiểu nhân không dám gây sự quấy nhiễu, cũng có thể do hước bạch hổ của ngôi nhà khí vận quá xấu, thì nên bày thụy long ở hướng rồng, để hóa giải tai ách do bạch hổ gây ra.
• Voi
Voi là con vật hay giúp đỡ cong người, trong phật giới cũng có thờ thần đầu voi, truyền thuyết cho rằng voi được sinh ra từ các mảnh vụng tan ra của ngôi sao Dao quang. Vì thế voi được coi là con vật linh thiêng. Hơn nữa voi là con vật to lớn mạnh mẽ, nên bày voi trong nhà, thì vận nhà được bình ổn, người trong nhà làm ăn thuận lợi.
• Ếch Ếch có sức sống tràn đầy nên được coi là biểu tượng của sức sống. Nhiều vật trang sức bằng ngọc được tạo dáng hình con ếch, gia chủ thường mua về cho trẻ nhỏ đeo, cầu mong sức khỏe.
• DêDo chữ “dương” nghĩa là dê có âm đọc trùng với chữ “dương” trong âm dương. Trong “kinh dịch” thì hai quẻ “thái” và “trùng” hợp nhất với nhau thành quẻ “Thiên địa thái”, trong đó ba nét gạch ở trên là nét hào dương, ba nét gạch ở dưới là nét hào âm, còn quẻ “thái” xuất xứ từ nét hào dương, nên tục gọi là “tam dương khởi thái”, do vậy nhiều vật trang sức được khắc họa thành hình đồng tiền có đầu dê lưng dê, với ý cầu mong thuận lợi và vượng tài.
• Huyền vũ
Huyền vũ là tên gọi chung của chòm sao thứ 7, năm ở phương Bắc trong 28 chòm sao. Trong đạo giáo có một vị huyền thiên thượng đế, đó chính là huyền vũ, người trong đạo gọi là “trấn vũ đế”, hình tượng trấn vũ đế một chân đặt trên con rùa, một chân đạp lên con rắn. Vì thế một số ngọc khí chỉ khắc hai con vật rùa và rắn, để tượng trưng cho huyền vũ.
• Đỉnh
Sau khi Hoàng đế đánh bại hậu duệ của Viêm Đế là Thùy Long, liền đúc một chiếc đỉnh để kỷ niệm chiến thắng lẫy lừng này. Trong quá trình đúc chiếc đỉnh này đã được các loài vật như hổ, báo, chim chóc và thần linh quỷ quái từ bốn phương đến canh giữ, vì vậy chiếc đỉnh trở thành vật linh thiêng.
Ngoài ra Hoàng Đế còn cho đúc thêm ba chiếc đỉnh khác tượng trưng cho trời đất và con người. Còn Hạ Vũ thì cho đúc chính chiếc đỉnh biểu tượng cho chín châu để trấn giữ đất nước. Vì thế, đỉnh được coi là vật phẩm phụ trợ để thay đổi số phận. Nếu bày đỉnh trong văn phòng, thì có thể tăng cường quyền lực, dễ dàng chỉ huy thuộc hạ hơn.
• Tám loại vật quý cát tường Đó là tám đồ vật biểu tượng tốt lành trong phật gia, người ta gọi tắt là bát bảo cát tường, đó là: Pháp la, pháp luân, bảo tản, bạch cái, liên hoa, bảo bình, song ngư, như ý kết.
(Pháp hoa là loài ốc lớn màu vàng, có vân, sống trên biển Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin, Srilanca, Đài Loan, Ấn Độ… tên khoa học là charonia tritionis. Pháp luân là bánh xe phật, Bảo tản là ô quý, bạch cái là nắp trắng, liên hoa là hoa sen, bảo bình là lọ quý, như ý là khánh như ý).
Tám vật quý này mang ý nghĩa cầu mong cuộc sống no đủ giàu sang, thỏa nguyện, trừ tai ách nghiệp chướng, không phải lo nghĩ, không bị sa đọa…