Dựa trên những lý luận về niên mệnh, phái Bát Trạch quan niệm hướng cổng chính và bếp phải phù hợp với niên mệnh Đông, Tây của chủ nhà.
Cổng là khí thần, bếp là trực thần, có mối quan hệ chặt chẽ đến nhà ở.
Cùng sống trong một căn nhà với hướng cổng, bếp như nhau, những người niên mệnh khác nhau sẽ đi theo những vận mệnh hoàn toàn khác nhau. Sự tốt xấu của cổng, bếp không được quyết định bởi quy mô, kiểu dáng kiến trúc mà được quyết định bởi hướng, tọa của gia chủ.
Mặt khác, lý luận này cũng quan niệm căn cứ vào niên mệnh, không gian sinh tồn, mỗi người có 4 hướng tốt, 4 hướng xấu mặc định. Cổng và bếp nhất thiết phải nhìn hướng tốt, và tại hướng xấu nên đặt những kiến trúc, đồ vật mang tính trấn át. Như vậy sẽ đạt được mục đích "hướng cát trấn hung".
Hướng nhà được chọn là hướng tốt, và phù hợp với niên mệnh Đông, Tây của gia chủ.
Mỗi người có một sự lựa chọn cho việc tốt như người thuộc Đông tứ mệnh có các hướng tốt đó là : Nam, Bắc, Đông, Đông Nam. Tương tự, người Tây tứ mệnh có các hướng là: Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc. Như vậy, mỗi người đều có 4 sự lựa chọn cho việc lựa chọn hướng nhà mình. Sau khi lựa chọn được phương hướng phù hợp chúng ta sẽ đi sâu hơn về phương hướng của bếp vẫn theo phái Bát Trạch, nhằm cân bằng âm, dương giữa tuổi của gia chủ, hướng cửa và hướng bếp. Cụ thể, theo tính chất của Bát Trạch và âm dương ngũ hành, với người Tây Tứ Mệnh (Tây Bắc thuộc Kiền, Ngũ hành là Dương Kim; Tây Nam thuộc Khôn Ngũ hành là Âm Thổ; Tây thuộc Đoài, Ngũ hành là Âm Kim; Đông Bắc thuộc Cấn, ngũ hành là Dương Thổ).
Với người Đông tứ mệnh, Đông thuộc Chấn, ngũ hành là Dương Mộc, Đông Nam thuộc Tốn, ngũ hành là Âm Mộc; Nam thuộc Ly, ngũ hành là Âm Hỏa. Bắc thuộc Cảm, ngũ hành là Dương Thủy.