Phong thủy trong thiết kế hòn non bộ

    Theo phong thủy để thiết kế hòn non bộ cũng phải trọn hướng cho phù hợp thì tài trí với phát huy gia vận mới hưng thịnh . Dưới đây là hướng bố trí hòn non bộ theo phong thủy:

    Hướng Tây: Thiết kế hòn non bộ ở hướng này là cát. Nếu có thể phối hợp với các loại cây cối, cỏ hoa để tránh nắng thì sẽ càng tốt hơn.

    Hướng Tây Bắc: Thiết kế hòn non bộ ở hướng này là đại cát nhưng cần phải phối hợp trồng thêm các loại cây cối thì gia vận mới hưng thịnh được.
     
    Hướng Bắc: Có thể thiết kế hòn non bộ ở hướng này. Địa hình có thể cao một chút. Nếu trồng các loại cây phù hợp thì bố cục non bộ sẽ càng trở nên đẹp hơn. Tuy nhiên, tránh sự hiện diện của quá nhiều cây cối.

    Hướng Đông Bắc: Có thể thiết kế hòn non bộ ở hướng này. Hướng này hòn non bộ làm cao 1 chút thì tốt hơn vì nó mang ý nghĩa ổn định về tài sản; sự đoàn kết 1 nhà và có người kế nghiệp tốt.

    Hướng Nam: Hòn non bộ thiết kế ở hướng này không tốt vì nó mang ý nghĩa là tài trí và năng lực bị chôn vùi, không thể phát huy được.

    Hướng Tây Nam: Đây là hướng bất lợi, không phù hợp cho việc thiết kế hòn non bộ.
     
     
    Thế núi của Hòn non bộ 
    1.1. Ngọn độc phong

     
    1.2. Ngọn song

    Thế song phong là thế núi có hai ngọn núi  trong bồn hay bể cạn. Một núi cao và một núi thấp, vị trí nằm ngang hàng nhau. Nếu hai ngọn núi đều cao vút lên trời thì gọi là song phong, còn nếu ngọn của núi cao hơn nghiêng về bên núi thấp thì nó mang tên khác là PHU THÊ hay PHỤ TỬ.
     
    1.3. Ngọn đa phong

    Thế đa phong là thế núi có trên hai ngọn, như ba hoặc bốn ngọn... nối tiếp nhau tạo thành thế trường sơn. Những ngọn này cao thấp khác nhau, tạo nên nhiều tầng, nhiều lớp cao thấp. Tuy nhiên phải có một núi chủ, đặt ở vị trí nào cũng được. 
    1.4. Ngọn kỳ phong

    Thế núi này đứng biệt lập ra một nơi, cách xa những núi nhỏ khác. Thế núi không những cao lớn dị thường, và cón nên vẻ kỳ bí gây sự tò mò cho người thưởng ngoạn. Ngọn kỳ phong có thế núi chớn chở, ngọn cao vút tận mây, so với những ngọn núi gần đó thì chiều cao và chiều rộng cách xa một trời một vực. Thế núi này thường được đặt trong một góc vườn hay sân rộng mới đúng vị thế của nó. 
    1.5. Ngọn cương lĩnh
     
    1.6. Ngọn long thăng
     

    Thế 1

    Thế 2



    Thế núi Long Thăng có hình dáng con rồng đang trỗi dậy bay lên. Thế núi hiểm trở, sườn nghiêng và ngọn dốc lên cao, tượng trưng cho sự vươn mình trỗi dậy, không chịu khuất phục, đầu hàng nghịch cảnh. Khó khăn đến mấy cũng cố vươn lên, cất đầu lên cho bằng được.
    1.7. Ngọn lập chương

    Thế núi vừa cao vừa rộng nhìn xa như một bức bình phong chớn chở, vách núi dựng đứng, có thể bằng phẳng trơn tuột mà cũng có thể đá dựng đứng chớn chở như gươm, gây nên sự hiểm trở vô lường. Vách núi như vậy thật hiểm gọi là Huyền Nhai. 

     
    1.8. Ngọn kỳ nham 

    Thế núi kỳ lạ, ngọn có dạng hình thù đặc biệt như một tàng cây, một hình thù của người hay vật. Như kiểu núi Voi Phục, núi Mẹ Bồng con vv....Dạng núi này đưa vào hòn non bộ thường không được đẹp, trừ trường hợp có những tảng đá có sẵn hình thù quái dị đặt vào thì lại khác. Nếu không thì phải có bàn tay khéo léo của con người, chịu khó gọt đẽo, mài giũa tinh vi từng đường nét  vv..

    Thế núi cương lĩnh là thế núi thấp, ngọn bằng, đây là thế núi già, chung quanh có nhiều đồi trọc. Trong thế núi này chúng ta kiến tạo được nhiều sông suối, ao hồ, đường mòn khúc khửu quanh co, tạo thành được nhiều cảnh trí vừa lạ, vừa đẹp. 

    Chỉ có một ngọn núi đơn độc, không có núi phụ (núi khách) cận kề, cũng không có đồi, gò chung quanh chân núi. Thế núi đơn độc, tất nhiên phải cao và hiểm trở.. Ngọn độc phong đơn độc, nhưng ngạo nghễ, như kẻ anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất, không hề biết kiêng sợ một ai v.v....

     

    Tổng hợp