Thiết kế ban công cần thông thoáng

    Ngày nay, nhiều người ở trong các ngôi nhà tiêu chuẩn hoá, phòng ngủ hoặc phòng khách thường liên thông với ban công, có trường hợp cả gian bếp cũng có ban công. Nhưng chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy nhiều chung cư cao tầng, thậm chí cả ngôi nhà cá nhân đơn lẻ, người ta đem quây kín ban công lại.

    Nhìn bề ngoài, quây ban công rõ ràng là tăng thêm được diện tích sử dụng, có lợi cho việc ngăn chặn bụi bặm và khí bẩn từ ngoài xộc vào trong nhà, thậm chí còn có tác dụng chống trộm. Thực ra, làm như vậy được ít mất nhiều, vi phạm thuyết phong thuỷ “Bịt chặt cửa nạp khí” không có lợi cho sức khoẻ mọi người cư trú trong nhà.

    1. Ban công bị quây kín, khiến thông gió trong nhà không tốt, làm không khí trong nhà tù hãm, hàm lượng O2 trong không khí giảm thiểu, mặt khác, mọi khí xú uế sinh ra trong nhà như người ho, thở, chảy mồ hôi khiến cơ thể người ô nhiễm, cộng thêm khí lò, hơi đun nấu thải ra các khí độc hại lan toả khắp nhà, không tán phát trao đổi kịp thời vì ban công bị bịt kín. Lâu dần, người sống trong nhà sẽ có các triệu chứng bệnh tật như váng đầu, lợm giọng, buồn nôn, mệt mỏi...

    2. Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có tác dụng sát khuẩn, làm giảm thiểu nồng độ khuẩn bệnh trong phòng ốc, người khoẻ mạnh khi hứng ánh sáng mặt trời cũng thấy phấn chấn sảng khoái. Nếu quây kính ban công có nghĩa che hết ánh sáng mặt trời lọt vào nhà, thì không những tạo điều kiện cho khuẩn bệnh sinh sôi nảy nở mà còn gây tác hại lớn đối với trẻ thơ, khiến chúng suy dinh dưỡng, còi xương chậm lớn, quặt quẹo.


    Ngày nay, các nhà kinh doanh nhà đất xây nhà để bán, thường thiết kế ban công kiểu khắc chìm biểu hiện phong cách châu Âu để dễ bán. Loại ban công khắc chìm này rõ ràng là tăng được hiệu quả thông gió, lấp ánh sáng, nhưng về mặt cấu trúc, kiểu ban công này cũng tồn tại nhiều vấn đề đáng bàn.

    Ban công kiểu khắc chìm này phạm điều kị “Tất hạ hư không” (khoảng trống ảo dưới đầu gối) nói trong thuyết phong thuỷ, người khác rõ mồm một đoạn chân từ đầu gối trở xuống cuả người đứng trên ban công, không có lợi cho sức khoẻ tâm lý của mọi người trong nhà.

    Bởi vậy, đã là ban công thì phải thông thoáng, bởi nguyên nghĩa của nó là “hệ thống ánh nắng mặt trời” nếu đem quay kín là thất sách và cũng không quây lan can kiểu “khắc chìm”, nghĩa là lan can ban công kiểu nan hoa con tiện, tuy đẹp đấy nhưng phạm vào điều “Tất hạ hư không” trong phong thuỷ.

    Muốn đạt được hiệu quả này, thì biện pháp thường dùng nhất là: 1/3 phía dưới ban công xây từng kín chắc, còn 2/3 chiều cao phía trên lắp cửa sổ kính và thường xuyên mở. Như vậy không những không phạm “tất hạ hư không” và cũng không vì “đóng chặt cửa nạp khí” mà ảnh hưởng tới phong thuỷ trong lòng nhà. Ban công thoáng đãng, nhìn ra bao quát, vừa đẹp vừa phù hợp với đạo phong thuỷ.
    (Theo 100 câu hỏi về phong thủy nhà ở)