Đặt tên hay theo “tiếng vàng tiếng ngọc”

    Trừ phần từ nói lên âm thanh còn phần dưới là cách đặt theo sự kết hợp vần điệu, xử lý bỏ những họ hiếm gặp ở VN và bổ sung các tên khác

    Tiếng vàng tiếng ngọc là âm thanh du dương, êm ái. Tên gọi đặt theo tiếng vàng tiếng ngọc nghe trong trẻo, thanh cao, quý phái. Âm điệu được thể hiện ở 2 mặt:

    Biểu thị âm thanh: Trường Minh, Kim Thanh, Ngân Thanh, Chấn Ngọc, Minh Hà, Nguyệt Cầm, Phụng Minh, Kiếm Tiêu, Hạc Thanh, Kim Ngân, Thanh Ngân, Hạ Ngân, Thanh Dương, Cẩm Dương, Dương Cầm, Thanh Nga…

    Ngữ âm có tính nhạc: Vương Khắc Cần (bằng – trắc – bằng, âm hưởng trung – cao- trung) Lưu Chí Đan (bằng – trắc- bằng, âm hưởng thấp – cao – thấp) Tôn Chiếm Nguyên (bằng – trắc – bằng) Dương Khắc Băng (bằng – trắc – bằng) Trương Tuấn Trường (bằng – trắc – bằng) Lý Huệ Minh (trắc – trắc – bằng).

    Những tên gọi cùng âm điệu bao gồm những yếu tố: 2 chữ đi đôi với nhau có thanh điệu khác nhau, tạo nên chuỗi âm thanh biến hóa như những nốt nhạc trong bài hát; Âm hưởng của 2 chữ liền nhau luôn khác nhau tạo nên âm thanh trầm bổng khác nhau; Đa số những từ ở giữa tên có âm nhẹ, ngữ âm của chữ cuối cùng hơi mạnh.

    Cách đặt tên như vậy làm cho nghĩa và âm của tên gọi mang nhạc điệu vàng ngọc. Dưới đây là một số tên gọi cụ thể:

    - Lâm Thấu Tuyền: dòng suối trong chảy từ trong rừng, xuyên qua núi, tưới mát có cây

    - Dương Hải Thanh: rừng dương mênh mông, gió mạnh thổi như tiếng sóng rì rầm

    - Kim Ngọc Minh: tiếng ngọc du dương, đánh động lòng người

    - Tần Ca Hồng: bài hát dân ca cao vút, vang xa…

    suutam