Minh chứng điển hình là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Hồi nhỏ, tên thật của Bác là Nguyễn Sinh Cung (Côn), sau, Người đổi tên là Nguyễn Tất Thành (mọi việc sẽ thành công), trong thời gian hoạt động cách mạng, người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc (mang tư tưởng yêu nước, luôn hướng về dân tộc) và một vài tên khác như anh Ba, anh Nguyễn… (là những tên gọi thân thiện).
Bên cạnh đó, còn có trí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, tên thật là Phan Văn San, khi hoạt động cách mạng đổi tên thành Phan Bội Châu… Hay nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu cũng chọn tên gọi theo chí hướng, nguyện vọng. Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành. Vì lòng cảm mến, một cụ đồ đã tặng ông 2 chữ “Tố Hữu” (ngô nhi tố hữu đại chí – trẻ ta sẵn có chí lớn). Nguyễn Kim Thành trân trọng bút danh mà cụ đồ tặng cho, song, ông chỉ dám nhận tên “Tố Hữu” với nghĩa “người bạn trong trắng” (“Hữu” là bạn, “Tố” là trong trắng).
Hiện nay, nhiều người đã chọn tên theo nguyện vọng về chí hướng ngay từ hồi nhỏ để đặt tên cho con. Một số tên gọi hay như: Chí Cường, Chí Trung, Chí Nhân,Chí Thiện, Thành Công, Tất Đạt, Thái Bảo, Trung Hiếu, Lập Quốc, Lập Thiên, Phan Nhân, Chí Tôn, Hùng Cường, Quốc Cường, Thái An, Thái Anh, Thái Xuân, Gia Đại, Xuân Công, Chí Công, Minh Công, Anh Minh, Tri Anh, Thái Học…
Tuy nhiên, giữa tên gọi và hiện thực của thành công còn có khoảng cách khác nhau. Tên gọi hàm ý về chí hướng, sự thành công nhưng không có sự nỗ lực phấn đấu thì mọi thứ cũng chỉ là “hão huyền”. Để đạt được những hàm nghĩa trong tên, bạn nên cố gắng hết sức mình trong mọi hoàn cảnh, phải bỏ ra mồ hôi, công sức… thì mới có thể đạt được ước nguyện của bản thân, cũng như nguyện vọng mà cha mẹ đã gửi gắm.