Thờ cúng nói chung và thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp trong đạo lý: uống nước nhớ nguồn, chim có tổ người có tông của đồng bào Việt Nam. Bất kể là người Kinh, người Tày người Mông, Dao thì tùy theo những cách thức khác nhau nhưng trung tâm của ngôi nhà, nơi quan trọng nhất chính là bàn thờ và đều có đặt bàn thờ. Nó không chỉ thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn tới người đã mất mà còn là nơi gửi gắm những ước nguyện của người đang sống và giáo dục truyền thống cho con cháu. Một gia đình làm ăn phát đạt thì bao giờ bàn thờ của gia đình ấy cũng khang trang và lộng lẫy, không chỉ bởiphú quý sinh lễ nghĩa mà còn quan trọng hơn là vì: Sống vì mồ vì mả không ai sống vì cả bát cơm.
Một câu hỏi đặt ra là bàn thờ và cách thờ như nào cho đúng ? Cần có bao nhiêu bát hương, những bát hương này nên như thế nào… Xin được chia sẻ cùng bạn đọc trong bài viết này.
1 – Vị trí đặt bàn thờ:
Tùy theo vị trí ngôi nhà mà bạn có thể đặt bàn thờ theo những cách khác nhau và hướng khác nhau nhưng có nguyên tắc chung là: Tả cầu tài – hữu bản mạnh tức là đặt bên trái để cầu tài và bên phải thờ bản mạnh, hiểu rộng ra là đối với các tín chủ thờ đức thần tài thì nên đặt ban thời bên trái tính theo hướng của ngôi nhà chứ không phải tính từ cửa đi vào. Cũng từ quan điểm này thì bàn thờ gia tiên không nhất thiết phải quay theo hướng nhà mà gia chủ có thể tự đặt hoặc nhờ thày đặt.
Bàn thờ tối kị tránh những điều sau:
+ Lộ thiên cơ tức là phía trên, phía sau bàn thờ có cửa sổ hoặc cửa chính đi hoặc trên nóc bàn thờ có giếng trời hút gió.
+ Tránh các vật nặng nề như đầu xà nhà hay các vật sắc nhọn như: góc tủ, góc cánh cửa chọc thẳng vào mặt bàn thờ hoặc đầu hồi của nhà hàng xóm. Nếu trường hợp đã bị thì sẽ có cách sửa lại cho phù hợp ( sẽ có bài hướng dẫn chi tiết cách làm sau ).
+ Gần những nơi ô uế như: buồng tắm, nhà vệ sinh, giường ngủ vợ chồng trẻ…
+ Tầng dưới đặt bàn thờ tầng trên đặt bếp hoặc phòng ngủ hay nhà vệ sinh.
Bàn thờ không phải thích đặt ở đâu thì đặt mà phải tùy vào gia chủ định chọn chữ gì để đặt cho bàn thờ nhà mình, điều này gia chủ nên nhờ thày tư vấn, gì theo sách của các cụ thì kích thước mặt bàn thờ và vị trí đáy bàn thờ xuống đến đất phải theo kích thước Lỗ Ban, cao bao nhiêu ? rộng bao nhiêu ? và vào chữ gì ?
2 – Kích thước bàn thờ:
Đối với những ngôi nhà lớn bàn thờ thường xây rồi lát bằng gạch hoặc ốp đá nhưng bàn thờ cổ và đúng thường được đóng bằng gỗ sạch nguyên tấm – tránh ghép 2 mảnh làm 1 vì đây là điều tối kị. Gỗ bàn thờ thường làm bằng gỗ mít hoặc vàng tâm…Nếu mua sẵn khán thờ thì cũng nên nhờ thày chọn kích thước cho chuẩn. Chuẩn là phải theo thước Lỗ Ban.
Trên thước Lỗ Ban có các kích thước rộng hẹp khác nhau tương ứng với những cung chữ trên đó như: sinh khí, phát đạt an ấm hay họa hại, ngũ quỷ, lục sát…
3 – Đồ vật trên bàn thờ:
+ Bát hương: Quan trọng nhất của bàn thờ là bát hương. Nó được ví như ngôi nhà để các cụ trong gia đình đi về vậy. Bát hương trên bàn thờ có nhiều cách đặt và thờ khác nhau, nhưng theo Thông thư gia bảo của chi phái họ Nguyễn Chính Tộc hương thôn Trà Khê thì bát hương trên ban thờ thường ứng với các số lẻ: 3 – 7 – 12 vì Người sống trải qua:Sinh – Lão – Bệnh – Tử sau khi mất đi thì ứng với: Quỷ – Khốc – Linh – Thính tức là: mất đi hồn lìa khỏi xác thành Quỷ, chết giờ tốt không bì hung thần, chết giờ xấu bị hung thần giữ xác, sau khi chết đi nhờ tiếng Khóc ( Khốc ) sự thờ cúng của con cháu mà thành Linh thiêng ( Linh ) và hết tuần 49 rồi hết 100 ngày vong sạch sẽ được đưa vào chùa tụng kinh, nghe kinh mà cứu rỗi siêu thoát nên Thính. Bát hương cũng ứng với chữ như thế.
Bát hương: nên mua đồ bát hương Bát tràng, đẹp, bền mà có thổ không nên dùng bát hương Tàu. Tối kỵ dùng bát hương màu Vàng thờ gia tiên vì màu vàng là màu hoàng đế chỉ dành thờ quan, thần hoặc các vị thời trước có tước vị trong hoàng tộc.
Trong bát hương nên dùng tro sạch đốt từ rơm rạ thơm phủ đầy lòng bát hương. Quan trọng nhất trong bát hương là Cốt bát hương – nó gồm 01 túi giấy nhỏ có ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất và những câu thần chú + chỉ ngũ sắc do thày phù thủy thụ lý vào – như sổ đỏ của người trần giới vậy.
+ Cây vàng khối: là vàng mã có đủ 5 màu dành cho bàn thờ gia tiên nên dùng màu xanh, đỏ, mua về bọc băng dính lại cẩn thận ( băng dính trắng để thờ được lâu) và câu đặt bên trái bát hương( tính theo hướng bàn thờ) phải cao hơn cây bên phải vì: Tả Thanh Long ( cây màu xanh ) – Hữu bạch Hổ- có câu ca rằng: Thà cho Long cao ngàn trượng chứ không để hổ ngẩng cao đầu.
+ Lọ lộc bình: Thường thờ 01 lọ để cắm hoa vào ngày mùng 1 và 15 Âm ngày thường để không, nên xưa gọi là Độc bình. Nay người hiện đại mua 02 lọ thờ đối xứng là không đúng, 02 lọ mua chỉ để chơi trong nhà ko được đặt lên ban thờ. Lọ độc binh thường đặt bên tay trái -hướng đông – theo quan niệm: đông bình tây quả.
+ Giá nến: thường bằng đồng hoặc gỗ, tốt nhất là đồng
+ Khay cốc đựng nước thờ: nước thanh tịnh được thay vào mỗi lần thắp hương: nén nhang chén nước.
+ Lọ đựng hương: đặt bên phải bàn thờ, làm bằng gốm…
Tùy theo kinh tế của gia chủ có những vật thờ khác nhau nhưng nhất thiết trên ban thờ phải đảm bảo 05 yếu tố: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
:: Kim: Là giá nến
:: Mộc: Là bàn thờ, ngai hoặc giá nến, bài vị
:: Thủy: Là bình, chai nước, chén nước thờ.
:: Hỏa: Là ngọn đèn dầu hoặc nến thờ trên ban thờ và là hương khi thắp lên.
:: Thổ: là bát hương làm từ đất sét nung lên ( bát hương Bát Tràng ).
Bàn thờ gia tiên hay bất kì bàn thờ nào cũng vậy tùy những điều kiện và thời kì khác nhau thì giá trị vật chất của những vật thờ khác nhau nhưng một bàn thờ đúng luôn phải tuôn thủ những quy định trên.