Tết Nguyên Đán

Tết là một danh từ được rút ngắn từ “Tiết Nguyên Đán” hay là “Ngày Hội Đầu Năm”, chính là một tục lệ đón Xuân.Tết hay năm mới (Tân Xuân).

Tết Nguyên Đán

 

Thật vậy, Tết là dịp mà người Việt Nam mừng theo âm-lịch, thường nhằm vào tháng Giêng hay tháng Hai dương-lịch.
Việt Nam là một nước chuyên về nông nghiệp và người mình cho rằng sự tái sinh của vạn vật trong mùa Xuân diễn tiến rất từ tốn và chậm rãi. Vì thế, mừng Xuân không thể là một việc gấp rút. Và rằng tục ngữ ta có câu: “Tháng Giêng ăn Tết ở nhà” !

Đành rằng không ăn Tết cả tháng, người ta vẫn dành riêng nhiều thời giờ, ngay cả trong hoàn cảnh vội vã của Việt Nam thời nay, để sửa soạn đón Tết hàng mấy tuân lễ trước và mừng đón Xuân về bằng cách thăm viếng chùa chiền, cúng quẩy, cờ bạc, ăn uống cùng thăm viếng bạn bè thân hữu hàng mấy ngày liền.

Ngay cả bây giờ, Tết vẫn còn là một dịp có thể xem tương đương với lễ Giáng sinh và đầu năm Tây (dương-lịch) và nhiều lễ khác chung gộp lại.

Cuộc chuẩn bị để đón mừng ba ngày Tết thật là chu đáo và bắt đầu từ nhiều ngày trước. Nhiều gia đình dành dụm suốt năm để có tiền tiêu trong dịp Tết.

Nhà cửa được giọn dẹp ngăn nắp sạch sẻ hoặc quét vôi hay sơn lại tường vách thật là chu đáo và bắt đầu từ nhiều ngày trước.
Những câu đối viết bằng chữ Nho trên giấy hồng-điều ghi những lời chúc đảp đẽ đầu năm Phúc-Lộc-Thọ được trưng tại những nơi trang trọng

Ở miền quê, người ta thường hay trồng một cây nêu bằng tre ở trước sân nhà, trên có dán bùa để trừ tà ma và treo cờ để rước mời hương linh tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.

Bàn thờ tổ tiên được thiết lập tại hầu hết mọi nhà. Lư đỉnh và các đồ đồng thờ cúng được đánh bóng sáng loáng.
Ngưười ta cũng đến nghĩa trang thăm mộ ông bà, quét giọn sach sẽ.
Quần áo mới được mua sắm.

Bánh chưng hay bánh tét được gói và nấu chín. Ngoài ra còn các thứ bánh khác hay mứt đã được làm để cúng kiến và sau đó để ăn.Thực phẩm cũng được lo liệu sẵn để dùng trong mấy ngày Tết. Thường thì nhà nào cũng có dưa hành, củ kiệu đế ăn dặm với bánh chưng hay bánh tét hay một nồi thịt kho.

Những người đi làm việc ở xa nhà đều cố gắng trở về nhà để xum họp gia đình.
Mặc dù tục ăn Tết khác nhau tùy theo từng địa phương và truyền thống gia đình, nhưng các tập tục đại chúng hầu như nơi nào cũng có.

Lễ tiễn đưa ông Táo.

Lễ này nhằm ngày 23 tháng Chạp âm-lịch để cúng vị thần linh cai quản trong nhà. Đó là ông Táo (ông bếp).
Người ta tin rằng vị thần nầy ngự ở trong bếp và có phận sự ghi chép bất cứ điều gì xẩy ra trên thế gian nầy trong suốt cả năm.
Vào đúng ngày 23 vị thần phải lên thiên-đình (trời) báo cáo tất cả những gì thấy được trong năm qua.

Lễ tiễn đưa gồm có hoa quả và trái cây tươi với những món ăn đặc biệt được bày ra. Xong người ta đốt hương, trầm và cầu khẩn cho vị thần thượng lộ bình an.Có nơi để một con cá chép sống vào chậu nước, ngụ ý để vị thần cỡi lên chầu trời.
Khi lễ chấm dứt, người ta mang cá đó thả xuống ao hồ hay sông rạch gần đó, và sau đó cả gia đình ngồi quây quần ăn uống.

Hoa ngày Xuân.

Những thứ hoa sau đây được nhiều người hưởng ứng chọn để trưng bày trong những ngày Tết :
- Hoa Anh Đào tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý.
- Hoa Mai tượng trưng cho sự đài các, tâm hồn cao thượng.
- Hoa Thủy Tiên tượng trưng cho sự liêm khiết, trong trắng và có tâm hồn văn nhân.
- Hoa Cúc tượng trưng cho sự trường thọ.
- Cây quất tượng trưng cho sự hợp quần, vuông tròn đông đúc.

Pháo.

Đến Tết, khi những vị thần tốt đã lên Trời chầu Ngọc Hoàng thì hai vị thần xấu càng lộng hành và gây nhiều khó khăn cho dân chúng.Dân chúng biết là Nã-Ông và Nã-Bà rất sợ ánh sáng và tiếng động, cho nên người ta thắp đèn sáng trong nhà và đốt pháo để đuổi những vị thần xấu nầy đi chỗ khác.

Người ta tiếp tục đốt pháo và thắp đèn sáng liên miên cho đến khi Tết đã hết và những vị thần tốt bảo vệ dân từ Trời trở về.
Ngày này, người ta dùng pháo để đón Giao-Thừa năm mới. Có một sự thay đổi trong ý nghĩa của truyền thống nầy. Tiếng pháo vui mừng được coi như biểu hiệu của hạnh phúc hơn là một cách để đuổi hung thần đi nơi khác

Việt Nam ta có rất nhiều thứ pháo. Chẳng hạn như pháo tống, pháo xiết, pháo chuột, pháo nổ chậm, pháo thăng thiên, pháo đôi, pháo hoa …
Ngày xưa là vậy, còn ngày nay với nhiều lý do, tập tục đốt pháo ở nước ta đã được xóa bỏ. Duy chỉ còn pháo hoa là được nhà nước ta tổ chức rất hoành tráng, đốt vào đêm giao thừa ở các thành phố lớn và được truyền hình trực tiếp cho mọi người chiêm ngưỡng.

Cây Nêu.

Cây Nêu là một trong những biểu tượng của dân gian.
Người chặt một cây tre, róc hết các đốt và lá; chỉ chừa một nắm lá ở ngọn. Trên ngọn đó đính nhiểu thứ: đặc biệt là một cái bùa bát quái và một miếng giấy màu đỏ có vẻ tám hướng.

Tâm điểm của bùa bát quái là một vòng tròn. phân chia bởi một đường cong với hai chấm Âm-Dương hai đầu tượng trưng cho nguyên tắc Tạo Dựng và Duy-Trì vạn vật được quân bình. Tám hướng và các hình vẻ bên trong tượng trưng cho sự thay đổi trong vũ trụ.

Ngoài ra, còn có một cái giỏ nhỏ đựng trầu cau để dâng lên thần thánh.
Một vài nhạc khí như lục lạc hay sáo cũng được treo trên cây nêu để phát ra tiếng nhạc.

Đặc biệt còn có một tấm phên nhỏ bằng tre hay nứa để tượng trưng cho việc ngăn cách ma quỉ không được lai vãng. Có khi còn đính thêm một lá phướn ngũ sắc. Chỉ ngũ sắc để trừ ma quỉ.

Treo bùa là cốt để xua đuổi ma quỉ. Còn lễ vật trong giỏ cốt để dâng cúng thần linh, cầu xin ơn phước.
Người ta dựng nêu trễ lắm là ngày 30 tháng Chạp và để đến chậm nhất là mồng 7 thì mới hạ nêu.

Đón mừng năm mới.

Để đón mừng năm mới người ta có thói quen là hôm 30 tắm gội sạch sẽ với mục đích sạch sẽ, mát mẻ và thanh cao đế đón mừng năm mới.Cùng một quan điểm nảy, tất cả mọi hận thù, ghen ghét nên được xóa bỏ, tha thứ để tâm hồn lắng đọng.
Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, lúc 12 giờ, người ta đón GiaoThừa. Đánh dấu sự chuyển mình của năm cũ chuyển sang năm mới. (Đêm trừ tịch).

Để thanh toán mọi việc, người ta phải cố gắng làm hết những công việc còn lại cho xong.
Đêm Giao Thừa, một số người còn giữ thói quen đến các đền chùa để hái lộc, cầu xin phúc lành cho gia đình.

Ngày mồng Một nên dắt vợ con đến mừng tuổi ông bà, cha mẹ.
Ngày mồng Hai đi thăm bà con anh chị em.
Ngày mồng ba đi thăm bạn bè.
Sau đó, những ngày kế tiếp đi thăm bằng hữu

Chính vào không giờ (qua 12 giờ khuya) là qua Năm Mới, người ta thi nhau đốt pháo hàng loạt để đón mừng Xuân sang, đồng thời cũng để xua đuổi ma quỉ. Người ta gọi là “Tống cựu, Nghênh tân”.

Một cái bàn được đặt ngay trước bàn thờ để có chỗ thức ăn và thức uống để cúng tổ tiên, ông bà . Người gia trưởng thay mặt con cháu đốt trầm hương trên bàn thờ tổ tiên và thỉnh hương linh tổ tiên, ông bà về chơi vui cùng con cháu, rồi lần lượt mọi người trong gia đình thắp hương lạy tạ trước bàn thờ.
Trong ba ngày Tết người ta cử nói xàm, vì nói xàm sẽ mang lại xui xẻo.

Người xông Đất (nhà)

Người Việt Nam tin tưởng ở sự liên quan giữa con người và huyền bí, may mắn nên người ta chọn người để xông nhà. Nếu người xông đất là người vui vẻ thì chủ nhân sẽ có một năm vui vẻ, hạnh phúc. Ngược lại, gặp người thô lỗ cọc cằn, rượu chè, hút xách, cờ bạc thì năm đó chắc chắn sẽ gặp nhiều chuyện không may, rắc rối.

Để tránh các điều trên, người ta thường chọn mặt gửi vàng, nghĩa là chọn trước người xông đất, nếu là người quen thân thì điều đình trước để có sự phối hợp. Thông thường người được lựa chọn xông đất thường là người có đạo đức, có gia đình hạnh phúc, sức khoẻ cường tráng.

Ngũ quả.

Ngũ quả là năm thứ quả để cúng như mẳng cầu (na), xoài, cam quýt hoặc, bưởi, hồng, và dưa hấu. Dưa Hấu có ý nghĩa là giàu sang,con cháu đầy đàn. Dưa Hấu còn tượng trưng cho phì nhiêu, phồn thịnh, may mắn vì ngày xưa An-Tiêm đã biến một hoang đảo cằn cổi thành một miếng đất trồng dưa hấu sai trái, được mùa và phồn thịnh.

Sưu tầm

phongthuy365.com sử dụng  phần mềm phát triển web trực tuyến của Hệ thống CIINS.
Bạn có thể thuê lại, mua từng phần hoặc mua trọn gói phongthuy365.com
Nhà đầu tư có nhu cầu xin liên hệ: nvsanguss@gmail.com//  0982069958 / ( Mr. sáng ) để thảo luận chi tiết.